3 thập kỷ - DatVietVAC ở đâu trong đời sống tinh thần của đồng bào Việt Nam?
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi tại cuộc họp giao ban Bộ NN-PTNT ngày 2.4, giá heo hơi xuất chuồng từ đầu năm 2024 đã tăng nhanh trên cả nước so với thời điểm cuối năm 2023. Tính bình quân tháng 1.2024, đạt 53.000 đồng/kg; trong tháng 2, giá tăng khoảng 3.000 - 4.000 đồng/kg và tiếp tục tăng trưởng trong tháng 3, với mức trung bình tháng đạt 58.100 đồng/kg. Hiện nay, giá đang dao động từ 58.000 - 62.000 đồng/kg, tùy từng địa phương.Quán cháo 30 năm bán 'nhanh nhất TP.HCM': Chưa đầy 1 tiếng… hết vèo, giá 20.000 đồng/tô
"Tại Úc, chi phí đông lạnh trứng lên tới 6.000 - 8.000 USD (khoảng 150 - 200 triệu đồng) cho một chu kỳ, đã bao gồm chi phí lưu trữ trong 6 tháng đầu tiên. Chưa kể đến chi phí thực hiện IVF cao gấp 2 - 3 lần. Trong khi đó, tại IVF Tâm Anh, toàn bộ chi phí bao gồm xét nghiệm, thuốc kích trứng, chọc hút và lưu trữ noãn trong vòng 1 năm đầu rơi vào khoảng 50 triệu. Phí duy trì hằng năm chỉ khoảng 4 - 6 triệu đồng. Chi phí thực hiện IVF dao động từ 100 - 120 triệu đồng/1 chu kỳ. Trong khi đó, kỹ thuật công nghệ 2 bên tương đương nhau, thậm chí tỷ lệ thành công ở Việt Nam còn cao hơn rất nhiều", chị Stefani Phạm nói về lý do quyết định chọn nơi "bảo hiểm" khả năng sinh sản cho mình.
Giới khoa học cảnh báo hố sụt lún lớn đang mở rộng ở Viễn Đông của Nga
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."
Ngày 25.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tổ hợp công trình bảo tàng - thư viện tỉnh tọa lạc lô C2, giáp ranh Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (P.1, TP.Cà Mau).Dự án thuộc nhóm B, do Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 410 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2025 đến 2028. Công trình có tổng diện tích sử dụng khoảng 10.079 m², trong đó khu bảo tàng rộng 6.522 m² và khu thư viện rộng 3.557 m². Dự án bao gồm hạ tầng đồng bộ với hệ thống sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh, cảnh quan, cổng rào, nhà bảo vệ, khu vệ sinh công cộng, cùng các hạng mục phụ trợ như bể nước phòng cháy chữa cháy, nhà kỹ thuật... Ngoài ra, dự án còn được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại như hệ thống điện, điều hòa không khí, thang máy, phòng cháy chữa cháy, an ninh giám sát, thiết bị số hóa, cùng nhiều trang thiết bị phục vụ hoạt động trưng bày, lưu trữ hiện vật, tư liệu lịch sử. Việc đầu tư xây dựng tổ hợp bảo tàng - thư viện nhằm tạo điều kiện tối ưu cho công tác trưng bày, bảo tồn di sản văn hóa, phát triển văn hóa đọc và giáo dục truyền thống. Đồng thời, làm điểm nhấn kiến trúc, góp phần nâng tầm cảnh quan đô thị TP.Cà Mau, hài hòa với Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phim mới của đạo diễn 'Bố già' sẽ ra mắt tại LHP Cannes 2024
Kết nối vệ tinh truyền trực tiếp từ không gian đến điện thoại thông minh dự kiến sẽ được triển khai tại Ukraine. Nhà mạng di động hàng đầu của Ukraine là Kyivstar đã ký một thỏa thuận với công ty Starlink của tỉ phú Elon Musk để thực hiện kết nối vệ tinh trực tiếp đến di động.Tin tức này được công ty mẹ của Kyivstar là VEON công bố ngày 30.12.Các dịch vụ trực tiếp đến di động được kết nối với các vệ tinh có trang bị modem, hoạt động giống như một tháp phát sóng di động. Tập đoàn viễn thông cho biết dịch vụ có chức năng nhắn tin này sẽ đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2025.Theo báo cáo, thỏa thuận sẽ mở rộng ra dịch vụ thoại và dữ liệu vào một thời điểm sau đó. Chi tiết tài chính của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.Starlink thuộc sở hữu của SpaceX hiện đang cung cấp internet cho Ukraine và quân đội của nước này.Công ty băng thông rộng vệ tinh này đã đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp địa phương về các dịch vụ trực tiếp đến di động tại Mỹ và 7 quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản và New Zealand.Trang web của công ty cho biết Ukraine sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có kết nối trực tiếp đến di động, và là khu vực có xung đột đầu tiên mà Starlink sẽ triển khai công nghệ này.Nga đã tăng cường nỗ lực gây nhiễu tín hiệu giữa các vệ tinh Starlink và các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine trong hai năm qua.Thỏa thuận này được đưa ra khi ông Musk, chủ sở hữu của Starlink, ngày càng tham gia nhiều hơn vào chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và chiến lược của chính quyền này đối với Ukraine.